TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Mã nghề: 5480210
Thời gian đào tạo: 2,5 năm (5 học kỳ)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên
Học phí: Miễn học phí cho HS tốt nghiệp THCS lên trung cấp

Tổng quan

Ngày nay, bất kỳ công ty, cơ quan, tổ chức nào cũng phải có mạng máy tính để làm việc. Vì vậy, mỗi tổ chức đó cần phải có nhân sự để quản trị hệ thống mạng máy tính. Ở Việt Nam, một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, hãng bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử… cần có phòng quản trị mạng với số nhân viên tới vài chục thậm chí hàng trăm người, doanh nghiệp vừa cần khoảng 4-5 người. Các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.

Do sự phát triển bùng nổ của ngành công nghệ thông tin và nhu cầu cao của các doanh nghiệp nên số lượng nhân sự theo học ngành mạng là khá nhiều. Đặc thù của ngành công nghệ thông tin là công nghệ mới thay đổi với tốc độ chóng mặt, ngành mạng máy tính không phải ngoại lệ. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên theo học ngành này là rất lớn, tuy nhiên để theo được ngành này đến cùng thì không phải là điều mà sinh viên nào cũng làm được.

Nội dung đào tạo

  • Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình.
  • Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành máy chủ.
  • Cài đặt, cấu hình và quản trị các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail.
  • Cấu hình chính xác các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router,…
  • Đánh giá được hệ thống bảo mật, mã hóa dữ liệu.
  • Xây dựng và triển khai hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng.
  • Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp phần mềm và phần cứng của hệ thống mạng.
  • Xây dựng các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng.
  • Đánh giá, lựa chọn thiết bị hệ thống mạng không dây.
  • Bảo dưỡng và khắc phục lỗi hệ thống mạng không dây.

Vị trí việc làm

  • Chuyên viên quản trị mạng (Network Administrator): thiết kế và xây dựng hệ thống mạng máy tính, khắc phục các sự cố mà hệ thống mạng gặp phải.
  • Chuyên viên an ninh mạng (Network Security): thiết kế bảo mật hệ thống mạng sao cho an toàn để tránh hacker đột nhập ăn cắp dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích mạng/hệ thống (Network/Systems Analyst).
  • Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support).
  • Chuyên viên bảo trì mạng.

Video giới thiệu nghề

Chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra