TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Mã nghề: 6340302
Thời gian đào tạo: 2,5 năm (5 học kỳ)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Học phí: 4,165,000 đồng/1 học kỳ (5 tháng)
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Mã nghề: 5340302
Thời gian đào tạo: 2 năm (4 học kỳ)
Hình thức đào tạo: Chính quy
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên
Học phí: Miễn học phí cho HS tốt nghiệp THCS học trung cấp
Tổng quan
Kế toán là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nhằm nắm bắt và thực hiện các quy định về pháp luật, chính sách liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế… Kế toán thực sự đóng vai trò tham mưu, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính quan trọng cho lãnh đạo, phục vụ cho việc ra quyết định và đảm bảo về mặt tài chính để doanh nghiệp vận hành một cách liên tục, lành mạnh.
Chương trình Kế toán doanh nghiệp nhằm đào tạo nhân lực làm việc thuộc chuyên ngành kế toán. Chương trình học được thiết kế để cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng: thu thập, xử lý số liệu kế toán; theo dõi và quản lý tài sản; tính lương cho công nhân viên; tính giá thành sản phẩm; lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính; sử dụng thành thạo phần mềm kế toán.
Nội dung đào tạo
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: việc mua bán hàng hóa, công cụ dụng cụ, tài sản cố định…thực hiện thu tiền/chi tiền,…;
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế kinh tế phát sinh liên quan đến các phần hành kế toán như: kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, kế toán giá thành, kế toán bán hàng, kế toán khách sạn, nhà hàng, kế toán xây dựng, kế toán hành chính sự nghiệp.
- Lập và quản lý phiếu thu, phiếu chi theo biểu mẫu để làm căn cứ cho thủ quỹ thu – chi tiền.
- Theo dõi và quản lý công nợ;
- Thực hiện các giao dịch với ngân hàng: rút tiền, chuyển tiền, thanh toán qua thẻ, đối chiếu chứng từ, sổ phụ ngân hàng,…
- Xử lý và hạch toán khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng tồn kho;
- Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn kho), báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm;
- Lập chứng từ nhập kho – xuất kho để theo dõi và kiểm soát được tình hình nhập – xuất – tồn kho ở tất cả các khâu, các bộ phận trong hệ thống sản xuất, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch dự trữ;
- Lập bàng phân bổ các chi phí trả trước, công cụ dụng cụ…và hạch toán các khoản phân bổ đó;
- Theo dõi, quản lý, tính và trích khấu hao tài sản cố định;
- Theo dõi, xác định và cập nhật chứng từ về tài sản cố định, công cụ, dụng cụ kiểm tra xác nhận tài sản cố định, công cụ, dụng cụ khi nhập;
- Cập nhật tăng giảm tài sản cố định, lập danh sách tăng giảm tài sản cố định từng tháng, năm;
- Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sửa tài sản cố định, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa hoàn thành;
- Lập biên bản bàn giao tài sản và trách nhiệm sử dụng tài sản, biên bản thanh lý tài sản cố định;
- Lập thẻ tài sản cố định, sổ tài sản cố định, Hồ sơ tài sản cố định…
- Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về tài sản cố định khi có yêu cầu của phòng kế toán;
- Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương;
- Xây dựng kỳ tính lương với cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính …
- Lập các chứng từ, báo cáo kế toán cáo chi tiết, tổng hợp và phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, đề xuất các biện pháp có hiệu quả để khai thác tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động.
- Tính thuế thu nhập cá nhân và kê khai thuế thu nhập cá nhân.
- Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm;
- Tính kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị;
- Tính và xác định các loại thuế phải nộp;
- Lập các báo cáo thuế theo quy định;
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Lập báo cáo tài chính theo quy định;
- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái liên quan đến ngoại tệ;
- Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp;
- Xây dựng báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp;
- Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính doanh nghiệp;
- Xác định các chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ kế toán của các khoản thu chi và nguồn kinh phí, quỹ cơ quan trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác của từng hợp đồng xây dựng;
- Sử dụng thành thạo phẩn mềm kế toán;
Vị trí việc làm
Đảm nhận các vị trí kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập,… như:
- Kế toán trưởng.
- Kế toán bán hàng.
- Kế toán thanh toán.
- Kế toán công nợ.
- Kế toán tiền lương.
- Kế toán kho.
- Kế toán tài sản cố định.
- Kế toán thuế.